Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
0 nhận xét

Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập

20:59:00

Đề 3. Nêu giá trị lịch sử và giá trị nghệ thuật của Tuyên ngôn độc lập 

hãy : Phân tích và chứng minh rằng “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học vô giá.

1. Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là một tác gia lớn của nền văn học dân tộc Việt Nam. Người viết thành công trên nhiều thể loại văn chính luận, truyện ký, thơ ca và ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc mẫu mực. Riêng ở thể loại văn chính luận, Hồ Chí Minh đã chứng tỏ mình là một cây bút xuất sắc mẫu mực mà dẫn chứng hùng hồn là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” 1945. “Tuyên ngôn độc lập” là một bản tuyên bố lịch sử được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình vào ngày 2 – 9 – 1945. Bản “Tuyên ngôn độc lập” vừa tuyên bố nền độc lập của dân tộc Việt Nam vừa bác bỏ luận điệu xâm lược của kẻ thù. “Tuyên ngôn độc lập” là một án văn chính luận vừa có giá trị pháp lí, giá trị lịch sử, giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật cao. “Tuyên ngôn độc lập” không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là một tác phẩm văn học vô giá.

2 .a. Một văn bản được gọi là văn kiện lịch sử khi nó ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử trọng đại, khi văn kiện đó có nội dung liên quan đến những sự kiện lịch sử của dân tộc, đánh dấu một giai đoạn một bước ngoặc lịch sử của dân tộc. Hiểu theo nghĩa như vây ta thấy “Tuyên ngôn độc lập” là một văn kiện lịch sử vì văn kiện này xuất hiện sau khi cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một giai đoạn mới của nước Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, tuyên bố với thế giới về quyền độc lập tự chủ và quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Khi đã là một văn kiện đòi hỏi phải có kết cấu rõ ràng, có mục đích nội dung và kết luận tuyên bố. “Tuyên ngôn độc lập” được kết cấu hết sức chặt chẽ.

Cơ sở lí luận của việc ra đời của nước Việt Nam là ở đây, chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích lại, diễn giải mở rộng những chân lí bất hủ của nhân loại được ghi trong tuyên ngôn độc lập của Mỹ, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp, trong đó nhấn mạnh mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Trên cơ sở ấy, Bác nhấn mạnh và suy rộng ra mọi dân tộc đều có quyền tự do bình đẳng. Cơ sở lí luận đó đã là căn cứ để chúng ta tuyên bố về nền độc lập của mình, sự ra đời của nước Việt Nam là phù hợp với đạo lí quốc tế và chắc chắn sẽ được nhân loại thừa nhận. Thực dân Pháp với chiêu bài khai hoá bảo hộ nhưng trong thực tế chúng không hề bảo hộ mà là đàn áp cách mạng Việt Nam, làm cho kinh tế xã hội đời sống của chúng ta suy sụp, vơ vét tài sản của nhân dân ta gây ra nạn đói 1945. Mặc khác trong vòng 5 năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật vì vậy chúng ta có quyền thoát li khỏi Pháp, Pháp không có quyền gì ở Việt Nam và chúng ta có quyền tuyên bố độc lập. Nhân dân Việt Nam đã đoàn kết cùng nhau đứng dậy đấu trang kháng chiến và giành lại đất nước từ phát xít Nhật cho nên chúng ta có quyền làm chủ đất nước mình. Các nước trong phe đồng minh đã công nhận độc lập các nước trong phe đồng minh, vì vậy không thể không công nhận độc lập của Việt Nam đã từng đứng về phe đồng minh chống phát xít.

Tất cả những cơ sở lí luận và thực tế ở trên cho thấy sự xuất hiện của nước Việt Nam là một điều tất yếu phù hợp với đạo lí quốc tế và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam. Kết luận của bản tuyên ngôn, sự ra đời của nước Việt Nam là tất yếu và thay mặt nhân dân Việt Nam chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố về sự ra đời của nước Việt Nam cùng quyết tâm bảo vệ nền độc lập ấy.

b. Tác phẩm được gọi là tác phẩm văn học khi tác phẩm ấy sử dụng ngôn ngữ văn học như chọn lọc giàu hình ảnh giàu cảm xúc và xây dựng được những hình tượng nghệ thuật có tính chất điển hình. Hiểu theo nghĩa như vậy “Tuyên ngôn độc lập” là một tác phẩm văn học bởi lẽ trong đó tác giả đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ giàu hình ảnh, cô đọng, xúc tích và tạo nên bức chân dung về người cộng sản Hồ Chí Minh đại nhân, đại dũng, đại trí.

Trong bản tuyên ngôn xuyên suốt là những luận điểm chính trị nhưng người ta vẫn nhận ra tình cảm nhân ái của Bác. Đó là Người xúc động đau đớn khi nhắc đến nỗi đau của nhân dân, nhắc đến hai triệu người chết đói 1945, tới hình ảnh các cuộc khởi nghĩa của chúng ta bị dìm trong biển máu, Người cũng xúc động khi sử dụng những từ như “nhân dân ta”, “đồng bào ta”, “các nhà tư sản của ta”. Đặc biệt là giữa chừng bản tuyên ngôn Người dừng lại rồi hỏi “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” đó là bằng chứng đại nhân.

Trong bản tuyên ngôn Người cực lực lên án nhiều tội ác của bọn thực dân, phát xít đối với các dân tộc trên tất cả các mặt kinh tế văn hoá xã hội, Người khẳng định rằng sự ra đời của nước Việt Nam là tất yếu, thay mặt nhân dân Việt Nam Người khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc. Phẩm chất ấy của Người cũng là dũng khí của dân tộc Việt Nam.

Trong tuyên ngôn Người đã chọn lọc và trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới là tuyên ngôn độc lập của Mỹ và tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp. Từ nội dung hạn hẹp của bản tuyên ngôn Người đã phát triển rộng thành ý nghĩa rộng lớn hơn. Chỉ có thể là một người có kiến thức uyên bác mới có cách lập luận bố cục chặt chẽ, có đủ lí luận và thực tế như bản tuyên ngôn. Đặc biệt là sự hiểu biết và thâm thuý đã khiến Bác sử dụng có hiểu quả nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, khi trích lại tuyên ngôn của Pháp và Mỹ muốn ngầm cảnh báo rằng nếu Pháp và Mỹ xâm lược Việt Nam chúng đã đi ngược lại những điều được cả thế giới công nhận đồng thời chúng đã tự chà đạp lên chính lời dạy của tổ tiên chúng.

Cách sử dụng từ ngữ chọn lọc giàu hình ảnh, trong tuyên ngôn người ta thấy khi quy nạp vấn đề Bác thường sử dụng những cụm từ như “sự thật là”, suy rônggj ra là”, khi cần khái quát Bác thường sử dụng những từ giàu hình ảnh như “tắm các cuộc khởi nghĩa trong biển máu”, “làm cho các nhà tư sản của ta không ngốc đầu dậy”. Trong bản tuyên ngôn từ ngữ được Người sử dụng hết sức cô đọng, có khi chỉ cần câu văn gồm chín chữ nhưng có thể bao quát cả trăm năm lịch sử, những kiện lớn của dân tộc, nói được niềm tự hào dân tộc như “Pháp chạy Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị”.

3. Nếu coi bài thơ “Thần” của Lý Thường Kiệt như là bản tuyên ngôn đầu tiên thì từ đó đến nay để có bản tuyên ngôn này dân tộc Việt Nam đổ bao xương máu mới có được. Đây là bản tuyên ngôn được viết bằng máu và được tạo nên bằng khí phách của dân tộc. .
ST

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer
Top