Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013
0 nhận xét

Đề thi thử Đại Học môn Ngữ văn - 2013

16:54:00


SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THPT CHUYÊN Độc lập – Tự do – Hạnh phúcKỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012-2013
Môn: NGỮ VĂN – KHỐI D 
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Xem trước
Download


I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (2,0 điểm)
Câu I:Anh/Chị hãy cho biết đoạn trích Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của cách trần thuật này đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật?

II.PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (8,0 điểm).

(Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu câu II.a hoặc II.b)

Câu II.a. Theo chương trình Chuẩn: 


Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình - chính trị. Hãy phân tích bài thơ Từ ấy” của Tố Hữu để làm rõ điều này.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...

Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm cho mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
Tháng 7 - 1938 
( Ngữ Văn 11, tập Hai, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007)

Câu II.b. Theo chương trình Nâng cao :

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), giữa không khí đón tết ở Hồng Ngài, “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bổi hổi. Mị ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi.
Mày có con trai con gái rồi
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu.”
Và lúc say, Mị nghĩ đến tình cảnh của mình: “Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường.
Anh ném pao, em không bắt
Em không yêu, quả pao rơi rồi…”
Đến khi bị trói: “…Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi.“Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa.” 
(Vợ chồng A Phủ, Ngữ văn 12 Nâng cao, tập 2, NXBGD, 2008)
Anh/Chị hãy cảm nhận ý nghĩa của tiếng sáo trong mỗi lần xuất hiện trên.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer
Top