Trình bày sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai .
>> Những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia ĐNA sau chiến tranh thế giới lần thứ II
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới đã hình thành hai hệ thống – (XHCN và TBCN) đối lập nhau gay gắt . Tương lai của nước Đức là mối bất đồng của Liên Xô- Mỹ- Anh.
a. Nước Đức :
- Tại Hội nghị Pốt xđam (7à8-1945), Liên Xô , Mỹ , Anh :
+ Thống nhất và hòa bình ở Đức
+ Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít
+ Thỏa thuận việc phân chia các khu vực chiếm đóng và kiểm soát nước Đức sau chiến tranh .
- Tháng 9/1949, Mỹ, Anh, Pháp đã hợp nhất các vùng chiếm đóng thành lập nước CHLB Đức.
- Tháng 10.1949 , với sự giúp đở của LX , các lực lượng dân chủ ở Đông Đức thành lập Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức.
- Như vậy xuất hiện hai nhà nước vơi hai chế độ chính trị và con đường phát triển khác nhau
b. Các nước Dân chủ nhân dân Đông Âu :
- Trong những năm 1945-1947 , với sự giúp đở của LX , các nước Đông Âu đã tiến hành nhiều cải cách :xây dựng nhà nước Dân Chủ Nhân Dân, cải cách ruộng đất , ban hành các quyền tự do dân chủ … để củng cố nhà nước mới
- Năm 1949 , Hội đồng tương trợ kinh tế(SEV) được thành lập đã tăng cường sự hợp tác giữa LX và các nước Đông Âu , từng bước hình thành các nước XHCN.CNXH trở thành hệ thống thế giới.
c. Các nước Tây Âu
-Sau chiến tranh , Mỹ viện trợ thông qua kế hoạch Mác san (“Kế hoạch phục hưng châu Âu”) để khôi phục kinh tế , đồng thời tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mỹ đối với các nước này , nên kinh tế các nước Tây Âu phát triển nhanh chóng.
- Như vậy, sau CTTG II, ở châu Âu đã hình thành hai khôai nước đối lập về địa lý ,chính trị , kinh tế giữa hai khối Đông Âu xã hội chủ nghĩa và Tây Âu tư bản chủ nghĩa .Sự đối đầu nhau gay gắt mà đỉnh cao là chiến tranh lạnh giữa hai phe.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét