Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012
0 nhận xét

Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử năm 2012

12:00:00

Đáp án
ĐÁP ÁN THAM KHẢO

KỲ THI TÔT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÔNG NĂM 2012

Môn thi: LỊCH SỬ – Giáo dục trung học phổ thông

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề


I. PHẦN CHUNG CHO TÂT CẢ THÍ SINH ( 7,0 điểm )


Câu 1. ( 3,0 điểm )
a. Nguyên nhân thắng lợi


+ Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất từ ngàn xưa. ách áp bức bóc lột tàn bạo của phát xít Nhật đã thúc đẩy nhân dân ta vùng dậy đấu tranh để đập tan xiềng xích nô lệ, giành lấy độc lập tự do. Vì vậy, khi Đảng cộng sản Đông Dương và Việt Minh giương cao ngọn cờ cứu nước thì mọi ngừời Việt Nam đã nhất tề hưởng ứng, nhất tề đứng dậy khởi nghĩa giành lấy chính quyền khi thời cơ chính muồi xuất hiện.


+ Đảng cộng sản Đông Dương đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh là người trực tiếp lãnh đạo và tổ chức Cách mạng Tháng Tám.


Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta chuẩn bị lực lượng lâu dài, trải qua các cuộc diễn tập 1930 - 1931 và
1936 - 1939, đã động viên giác ngộ, tổ chức được các tầng lớp nhân dân, phát động được lực lượng to lớn của công nông, thực hiện được khối liên minh công nông vững chắc, trên cơ sở đó đã tập
hợp được mọi lực lượng yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.


Đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, vấn đề giải phóng dân tộc đã được đặt ra một cách
cấp bách, Đảng đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và phương pháp cách mạng, ra sức xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh phong trào quần chúng ở cả nông thôn và đô thị, tiến lên chớp thời cơ lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa đập tan toàn bộ bộ máy thống trị của đế quốc và tay sai, lập chính quyền cách mạng trong cả nước.


+ Quân đội Nhật trên chiến trường Châu á - Thái Bình Dương bị Hồng quân Liên Xô và lực lượng Đồng minh đánh bại. Nhật hoàng đã đầu hàng Đồng minh (14/8/1945). Quân đội Nhật ở Đông Dương hoang mang tan rã đến cực độ. Bọn tay sau thân Nhật cũng bị tê liệt hoàn toàn. Đó là hoàn
cảnh khách quan vô cùng thuận lợi để nhân dân ta vùng dậy giành độc lập tự do.


b . Ý nghĩa lịch sử


Đối với dân tộc


+ Cách mạng Tháng Tám 1945 là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử tiến hoá của dân tộc Việt Nam, đã phá tan xiềng xích nô lệ của phát xít Nhật trong 5năm, của thực dân Pháp trong hơn 80 năm; lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế ngót chục thế kỷ ở nước ta lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở miền Đông Nam Á.


+ Sự kiện này đã đưa nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, dân chủ cộng hoà, đưa dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, đưa Đảng ta từ một một Đảng bất hợp phát trở thành một Đảng cầm quyền trong cả nước.


+ Cách mạng tháng Tám đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta - kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội, ghi thêm một trang oanh liệt nữa vào truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm anh hùng bất khuất của dân tộc ta.


Đối với thế giới


+ Cách mạng tháng Tám đã chọc thủng mắt xích đầu tiên và yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc, trước hết là đế quốc Pháp. Thắng lợi này đã đưa nước ta vào hàng ngũ các nước dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội trên thế giới.


+ Đó cũng là thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa đất không rộng, người không đông, đã đứng lên tự giải phóng khỏi ách áp bức của bọn đế quốc thực dân.


+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộcủa nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới; đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy cách mạng Lào và Căm Pu chia phát triển.


Câu 2. (4,0 điểm )

Nội dung Hiệp định pari:
- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toan vẹn lãnh thổ Việt Nam
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kỳ cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền
Bắc
- Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và đồng minh, phá hết các căn cứ quân sự , cam kết không dính líu hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam
- Nhân dân miến Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tuyển cử tự do
- Các bên thừa nhận thự tế ở miến nam có 2 quân đội, 2 chính quyền, 2 vùng kiểm soát và 3 lực lựơng
chính trị
- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt
- Hoa kỳ cam kết góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt nam và Đông Dương

Hiệp định Paris tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam


- Buộc Mỹ và các nước phải công nhận chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Mỹ phải rút hết quân và cam kết chấm dứt mọi sự dính líu quân sự vào miền Nam Việt Nam.
- Lực lượng quân sự, chính trị ở miền Nam của ta vẫn được duy trì, bảo đảm điều kiện cho cách
mạng ở miền Nam Việt Nam vững bước tiến lên.
- So sánh lực lượng của ta và địch trên chiến trường đã thay đổi căn bản, hoàn toàn có lợi cho ta.
Đây là điều kiện quan trọng cho công cuộc giải phóng hoàn toàn miền Nam hơn hai năm sau.
- Đặc biệt, thắng lợi của nhân dân Việt Nam góp phần mở ra cục diện mới ở Đông Nam Châu Á; quân đội Mỹ rút khỏi khu vực; khối SEATO giải tán; xu thế hòa bình, trung lập trong khu vực phát triển.

II. PHẦN RIÊNG PHẦN TỰ CHỌN ( 3,0 điểm )
Câu 3a. (2,0 điểm)

a.Về kinh tế.

-Sau chiến tranh thế giới thứ hai nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ.
+Công nghiệp: nửa sau những năm 40, sản lượng chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới(năm 1948 là hơn 56%)
+Nông nghiệp: năm 1949, sản lượng bằng hai lần sản lượng của các nước Anh, Pháp, Cộng hòa
Liên bang Đức, Italia và Nhật Bản cộng lại.
+Nắm hơn 50% số tàu bè đi lại trên mặt biển.
+3/4 dự trữ vàng của thế giới.
+Chiếm gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
-Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới. Nguyên nhân phát triển:
-Lãnh thổ Mỹ rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kỹ
thuật cao, năng động, sáng tạo.
-Mỹ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi nhuận từ buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh.
-Mỹ đã áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại để nâng cao
năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, điều chỉnh hợp lý cơ cấu sản xuất.
-Các tổ hợp công nghiệp-quân sự, các công ty, tập đoàn tư bản lũng đoạn Mỹ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn và có hiệu quả ở cả trong và ngoài nước.
-Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế
Mỹ phát triển.


b. Về khoa học-kỹ thuật.
-Mỹ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật hiện đại và đã đạt được nhiều thành tựu lớn.
-Mỹ là một trong những nước đi đầu trong các lĩnh vực chế tạo công cụ sản xuất mới, vật liệu mới, năng lượng mới, chinh phục vũ trụ, cuộc "Cách mạng xanh " trong nông nghiệp.


Tác dụng của KH-KT:
Đưa nước Mỹ nhanh chóng vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế
Thay đổi cơ cấu kinh tế của Mỹ
Nâng cao kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân mỹ


Câu 3b. (2,0 điểm)

Nội dung các chiến lượt phát triển kinh tế của nhóm năm nước sáng lập ASEAN sau khi rành được độc lập đến năm 2000.

+ Thời kì đầu sau khi giành được độc lập: Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với nội dung đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu, lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
+ Từ những năm 60-70 trở đi chuyển sang chiến lược kinh tế hướng ngoại, bộ mặt kinh tế - xã hội có sự biến đổi to lớn: tỉ trọng công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng nhanh. Năm 1980, tổng kim ngạch xuất khẩu của nhóm đạt tới 130 tỉ USD. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm nước này khá cao , tiêu biểu là Xingapo 12% (1966/73) trở thành con rồng nổi trổi nhất trong bốn con rồng kinh tế của châu Á.
-Năm 1997/98 các nước ASEAN khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, nhưng dần phục hồi và phát triển.

Từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, các nước này có sự chuyển hướng trong chiến lược phát triển kinh tế vì:

- Chiến lược kinh tế hướng nội bộc lộ nhiều hạn chế cần phải thay đổi để khắc phục những hạn chế đó
- Để phú hợp với xu thế chung của kinh tế thế giới

Xem thêm: http://kenhdaihoc.com/forum/showthread.php?t=4312
==========================================================
Đáp án đề thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử năm 2012, cập nhật liên tục đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2012, có đáp án sớm nhất.
Cách học lịch sử hiệu quả
          Để làm bài thi đạt điểm cao thì điều kiện cần là phải học nhiều và học kỹ. Học càng nhiều thì càng có nhiều cơ hội đạt điểm cao.Nhưng học lịch sử không bắt buộc các em phải học thuộc lòng một cách máy móc, mà cần nắm vững kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu những sự kiện quan trọng, gắn với niên đại, địa danh, nhân vật lịch sử…
           Không còn bao lâu nữa là đến ngày  thi , nếu các em chưa học thuộc bài thì coi như đã muộn. Nếu đã thuộc bài, các em nên xếp sách lại và viết dàn ý của từng bài. Đó cũng là một cách để tổng ôn, chỗ nào quên thì lật sách xem lại lần cuối. Để công việc học tập có hiệu quả hơn và thú vị hơn, các em nên tổ chức học nhóm để dò bài lẫn nhau, trao đổi và chất vấn nhau.
        Muốn nắm vững kiến thức, các em nên ôn theo từng giai đoạn lịch sử. Và học theo phương pháp “đâm nhánh”: Mỗi giai đoạn có bao nhiêu đề mục, mỗi đề mục có bao nhiêu ý …
       Ví dụ, giai đoạn 1954 – 1975 (phần kháng chiến chống Mỹ cứu nước) có các chiến lược Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam:
       - Chiến lược “Chiến tranh một phía” (1954 – 1960);
       - Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965);
       - Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1865 – 1968);
       - Chiến lược “Việt Nam hóa” và “Đông Dương hóa chiến tranh” (1969 – 1973).
Mỗi chiến lược chiến tranh của Mĩ, các em cần nắm vững hai phần lớn:
       –  Về chiến lược chiến tranh của Mĩ gồm: Hoàn cảnh ra đời, Âm mưu (Mục đích), Thủ đoạn (Biện pháp thực hiện).
       – Về đấu tranh của quân dân ta gồm: Đấu tranh chính trị, Đấu tranh phá “Ấp chiến lược”, Đấu tranh vũ trang: …
Trong giai đoạn 1954 – 1975 còn hai vấn đề quan trọng là : Những thắng lợi của quân dân ta trong những năm sau Hiệp định Paris về Việt Nam năm 1973 đến đầu năm 1975  và   Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
        Khi tiếp xúc với đề thi, các em phải đọc thật kĩ đề, hiểu yêu cầu cụ thể của đề, để tránh tình trạng lạc đề. Rồi viết ra giấy nháp nội dung cơ bản của đề thi, trên cơ sở đó, vận dụng kiến thức để làm bài.
          Đề thi Sử tuyển sinh đại học trong những năm gần đây tập trung chủ yếu vào kiến thức Sử Việt Nam ( ít nhất là 3 câu, từ 7 đến 8 điểm ),  chương trình Sử thế giới chiếm từ 2 đến 3 điểm.Cũng có khi trong đề thi không có phần sử thế giới.

Câu 1 của đề thi Sử thường là dễ, thường chỉ  yêu cầu thí sinh tái hiện kiến thức trong sách giáo khoa và biết trả lời đúng yêu cầu của câu hỏi.
Câu 2 khó hơn, nhằm mục đích phân lọai thí sinh nhiều hơn. Thí sinh cần có cách học hệ thống theo từng chủ đề hoặc trong lớp có tổ chức sêmina thì mới làm tốt câu này. Đôi khi câu này yêu cầu trình bày và nhận xét một sự kiệnlịch sử nào đó. Do đó câu này có thể là câu đòi hỏi chút suy luận.
Câu 3 thường đòi hỏi học sinh phải biết chọn lọc những chi tiết thích hợp của một giai đoạn lịch sử nào đó và nội dung của câu trả lời thường được đề cập rất kỹ trong sách giáo khoa.

       Phần tự chọn thường tương đối dễ. Tất nhiên là chỉ dễ đối với những học sinh có ôn tập và có vốn kiến thức nhất định. Thường là những câu đại loại như trình bày về một vấn đề lịch sử nào đó, hoặc trình bày về sự ra đời và hoạt động của một tổ chức nào đó; hoặc trình bày hoàn cảnh lịch sử, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của một chiến dịch nào đó…
Tóm lại,  để làm bài thi được điểm cao, đòi hỏi thí sinh phải học hành chăm chỉ và có phương pháp đồng thời phải có sức khỏe tốt trong suốt thời gian làm bài thi.

Chúc các bạn có kỳ thi tốt nghiệp THPT thành công!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Toggle Footer
Top