Để thực hiện “giấc mơ đại học” của người con trai bị cụt cả hai cánh tay, người mẹ đã gác lại công việc ruộng vườn, bỏ quê lên thành phố làm nghề thu dọn phế thải để ngày ngày đưa con đến trường.
Cô Vương Cảnh Ni, một phụ nữ nông thôn Trung Quốc, năm nay 44 tuổi, trông rất hiền lành và chất phác nhưng ít ai biết được rằng, phía sau sự bình dị đó là một trái tim nhân hậu và đầy tình yêu thương của một người mẹ. Mới lên 5 tuổi, Kiện Bình, con trai cô Cảnh Ni đã bị cụt mất hai cánh tay do tai nạn giao thông. Một đêm mưa trước ngày tốt nghiệp cấp 2, vì tránh chiếc xe ba bánh, Kiện Bình lại bị ngã gãy xương. Tai nạn nối tiếp tai nạn, khiến gia cảnh cô Cảnh Ni càng thêm điêu đứng. Nhưng không vì những bất hạnh đó mà mẹ con cô từ bỏ giấc mơ của đời mình, đó là giấc mơ “bước chân vào cổng trường đại học”.
Cô Cảnh Ni và con trai Kiện Bình chụp trước cổng trường. Khi sức khỏe vẫn chưa hồi phục hẳn, Kiện Bình đã chăm chỉ lao vào ôn thi lên cấp 3 nhưng Kiện Bình lại thiếu mất 10/100 điểm và đã bị loại. “Con muốn đi học! Con muốn đi học!” - Kiện Bình vẫn kiên quyết theo đuổi giấc mơ của bản thân và đã một mình đến Sở Giáo Dục để tìm kiếm cơ hội đặc cách đi học. May mắn đã mỉm cười với Kiện Bình khi trường trung học Trung Mấu đã quyết định nhận bạn ấy vào học miễn phí. Niềm vui mới được nhóm lên thì mẹ anh, cô Cảnh Ni lại không khỏi lo lắng cho con trai vì không biết Kiện Bình sẽ phải xoay sở thế nào để có thể học tập và tự chăm sóc bản thân. Cuối cùng cô Ni đã hạ quyết tâm cùng con khăn gói lên thành phố.
Ngày ngày Kiện Bình chăm chỉ học tập để không phụ lòng của mẹ. May mắn lại lần nữa mỉm cười với hai mẹ con cô Ni, khi nhà trường đã đặc cách thu xếp cho hai người một căn phòng nhỏ và hỗ trợ cô Ni một công việc ổn định để tiện chăm sóc con trai. “Ban ngày tôi quét dọn vệ sinh trong trường, buổi tối nấu cơm giặt đồ cho Kiện Bình. Tôi chẳng mong gì cả, chỉ mong con trai có thể thi đỗ đại học” - cô Ni chia sẻ.
Cô Cảnh Ni vất vả đi thu gom từng túi rác, chỉ mong có thể gần gũi và chăm sóc đứa con trai tật nguyền này. Thời gian thấm thoắt trôi qua, cô Ni đã theo con đến trường được 4 năm, 4 năm lặng lẽ chăm sóc con trai tàn tật, 4 năm cùng con theo đuổi giấc mơ lớn của cuộc đời, cô Ni vẫn luôn cảm thấy thật hạnh phúc. Thấu hiểu sự hy sinh và tấm lòng của mẹ, Kiện Bình cũng rất quan tâm đến mẹ, bạn đã tự mày mò học những việc đơn giản nhưng với người tàn tật như anh quả là một sự kiên trì đáng kính nể như xâu kim chỉ để mẹ khâu vá, thêu thùa. “Tôi phải nỗ lực, không ngừng cố gắng thì mới không phụ lòng mẹ, tôi sẽ không bao giờ làm mẹ thất vọng” - Kiện Bình xúc động cho biết.
Dù mất đôi tay, nhưng Kiện Bình vẫn có thể làm được rất nhiều công việc khác để giúp đỡ mẹ. Câu truyện cảm động về tình mẫu tử của cô Vương Cảnh Ni đã một lần nữa chứng minh cho đức hy sinh của người mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng luôn hiện hữu trong cuộc sống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét